Nhiều truyền thuyết, sự tích về hòn Vọng Phu (đá trông chồng) đi vào thơ ca, hội họa, âm nhạc… Vậy hòn Vọng Phu ở tỉnh, thành nào trên đất nước Việt Nam.
#haminhotel
Hòn Vọng Phu trải dài từ miền Bắc đến miền Trung
Anh lấy em
Truyền thuyết có nhiều dị bản kể về hai anh em ruột lấy nhau. Khi người anh Tô Văn phát hiện ra vợ mình chính là người em gái ruột Tô Thị từ một vết sẹo trên đầu. Vết sẹo ấy do ngày trước người anh vì vô tình làm em chảy máu đầu sợ cha mẹ về đánh nên bỏ trốn. Ác nghiệt thay họ lại lấy nhau nên vợ thành chồng và có một người con. Người chồng, người anh day dứt lương tâm nên lấy cớ đi biển đánh cá rồi không trở về. Người vợ mòn mỏi đợi chồng ngày này qua ngày nọ. Nhớ chồng nên ôm con ra hòn đá trước biển ngóng trông. Hai mẹ con chết hóa đá.
Cũng có thuyết khác cho rằng, người chồng đi chiến trận không về. Vợ bồng con ra núi ngóng trông rồi chết hóa đá. Đá ấy được dân gian gọi đá trông chồng hay còn gọi hòn Vọng Phu. Cảm thương tình cảnh ấy, nhạc sĩ Lê Thương đã sáng tác ba bài Hòn Vọng Phu để ca ngợi tính chung thủy của người vợ.
Ngày nay ở Việt Nam có nhiều hòn Vọng Phu, trải dài từ miền Bắc và miền Trung. Theo tác giả Nguyễn Dược - Trung Hải trong Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998, thì:
Hòn Vọng Phu ở Đắk Lắk
Dãy núi hình cung, mặt lối quay về hướng Tây Bắc nằm ở phía Tây huyện Mơ Đrăk, tỉnh Đăk Lăk, độ cao: 2.051 mét, còn có tên là Chư H’mu.
Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Núi Nhồi, ngày xưa gọi là núi Khế, thuộc thôn Nhuệ (Nhuệ Sơn), nay là xã Đông Hưng huyện Đông Sơn, cách thành phố Thanh Hóa khoảng ba cây số về phía Tây Nam, chu vi chừng 4.000 mét. Trên đỉnh núi có hòn đá giống hình người đàn bà và hai con nhỏ đứng trông về phương Nam, nơi có chiến trận thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Núi này được cư dân ở đây gọi là núi Vọng phu.
Ngoài ra cũng còn nhiều tài liệu nói về các hòn vọng phu khác.
Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Hai câu ca dao này chỉ núi đá vôi nằm bên sông Kỳ Cùng, gần động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn. Tương truyền vì mong mỏi chồng ra trận lâu về, nàng Tô Thị bồng con lên núi ngóng trông, lâu ngày hóa đá, còn gọi là núi Tô Thị.
Hòn Vọng Phu ở Nghệ An
Cạnh dòng Nậm Giải, Quế Phong, Nghệ An có một khối đá trắng lớn có dáng mẹ bồng con hướng mặt nhìn ra dòng nước. Người Thái ở đây vẫn gọi là hòn Vọng Phu.
Hòn Vọng Phu ở Quảng Nam
Ở Quảng Nam-Đà Nẵng có “Đá Bà Rầu" cũng là hòn Vọng Phu. Câu chuyện lưu truyền về pho tượng đá có hình người đàn bà này có khác với những truyền thuyết Vọng Phu trên cả nước: Người vợ có chồng đi buôn xa, ngày ngày nàng ra bờ sông mòn mỏi trông chồng. Ngày lại ngày qua, nàng vẫn hi vọng… và cuối cùng chàng trở về nhưng hạnh phúc đã không đến mà lại vỡ tan cùng với bao nhiêu nghi ngờ, ghen tuông...; chồng nàng lại bỏ nhà ra đi. Nàng buồn rầu ra cửa biển, đau thương rồi biến thành khối đá sầu muộn. Bên cạnh tượng đá nay còn có một ngọn tháp, gọi là Tháp Bà Rầu.
Hòn Vọng Phu ở Bình Định
"Bình Ðịnh có núi Vọng Phu/Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh...".
Phía Nam đầm Đạm Thủy, thuộc địa phận huyện Phù Cát, có núi Bà. Núi choán cả một vùng rộng lớn trên bốn mươi cây số vuông, uy nghi với bao điều kỳ bí. Ngày xưa, núi có tên chữ là Phô Chinh đại sơn (Phô Chinh nghĩa là “bày chiêng”) – núi Bày Chiêng còn gọi là Hòn Chuông (Chung sơn). Nhìn từ xa, Hòn Chuông giống quả chuông úp với nhiều đèo dốc: đèo Nhỏ ở phía bắc, đèo Lớn (còn gọi là đèo Tố Mộ) ở phía nam, đèo Mũi Đá Giăng ở phía đông… Trên đỉnh núi, có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống hệt một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa. Dân địa phương gọi đó là Hòn vọng phu.
Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa
Tuy Hòa có núi Đá Chồng (Đá Bia; Thạch Bi Sơn), thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Cư dân trong vùng gọi đây là núi Vọng Phu. Núi cao 706 mét nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc dãy Đèo Cả, là một nhánh của dãy Trường Sơn chạy ra sát biển, chân núi phía nam giáp Vũng Rô. Trên đỉnh có tảng đá lớn mọc dựng đứng, trông tựa hình người đàn bà. Dân địa phương cũng truyền tụng sự tích Vọng Phu.
Theo nhà ngôn ngữ học, tiến sĩ Lê Trung Hoa, thì: “Nói chung mỏm núi nào có chỗ cao, chỗ thấp giống hình người mẹ và đứa con, qua trí tưởng tượng của người Việt, đều có thể trở thành hòn Vọng Phu” (SGGP Thứ 7, 30.12.2000).
#khachsan hamin#haminhotel
Theo NGUYỄN TÝ (PLTP)
Lâu nay, nói đến đồi cát và trò chơi trượt cát, người ta thường chỉ nghĩ đến Mũi Né - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Ít người biết rằng ở TP Quy Nhơn cũng có đồi cát và trò chơi trượt cát thú vị chẳng kém gì Mũi Né. Nơi đây đã được Công ty Du lịch Miền Trung khai thác đưa vào tour phục vụ du khách từ vài năm nay, và rất được hoan nghênh…
Đồi cát này nằm bên cạnh bãi biển Nhơn Lý thuộc bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng gần 20km. Đến với đồi cát Phương Mai, du khách có thể bắt đầu với chương trình chinh phục đồi cát có độ cao gần 100m. Trên hành trình chinh phục, du khách sẽ thấy được sự bao la của thế giới cát và vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ của nó với những vân cát được thay hình đổi dạng hàng ngày, hàng giờ bởi gió biển Nhơn Lý phóng túng và phiêu bồng thổi suốt ngày đêm…
Giá Tour: 260.000 đ/khách (Đi từ Quy Nhơn. Bao gồm: xe vận chuyển, hướng dẫn viên, ván trượt, bảo hiểm, bữa ăn 50.000đ/pax,...). Trường hợp khách tự túc phương tiện, giá tour là 180.000 đ/khách. Du khách có nhu cầu có thể liên hệ với Công ty Du lịch Miền Trung, 214A - Nguyễn Thị Minh Khai, TP Quy Nhơn. ĐT: (056) 3946666 - 0914737888 hoặc truy cập tại website www.vebinhdinh.com. |
Đặc biệt hơn, tại đây du khách có thể giải trí với trò chơi cảm giác mạnh rất thú vị là trượt cát. Với loại ván trượt đặc biệt do Công ty Du lịch Miền Trung tự nghiên cứu, chế tạo, sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thư giãn hoàn toàn mới. Trò chơi thích hợp cho mọi người, như một chương trình thể thao thư giãn cuối tuần đối với gia đình, cơ quan, đoàn thể, công nhân…
Sự khác biệt giữa đồi cát Phương Mai - Quy Nhơn và Hòn Rơm - Mũi Né là đồi cát Phương Mai có vẻ đẹp hoang sơ hơn, vân cát đa dạng hơn… Riêng về trượt cát thì ở đồi cát Phương Mai cũng có ưu điểm nổi trội và hấp dẫn hơn hẳn. Bởi vì ở Mũi Né du khách trượt cát bằng miếng nhựa mỏng nên tốc độ trượt tối đa khoảng 6km/h - 12km/h. Còn tại Phương Mai, du khách sẽ được trượt bằng ván trượt đặc biệt, ở nhiều điểm trượt tùy chọn có cao độ khác nhau, nên tốc độ trượt rất đa dạng. Nếu du khách thích cảm giác mạnh, có thể trượt ở điểm có độ dốc cao, tốc độ có thể cao hơn nhiều. Với sự khác biệt lý thú này, đồi cát Phương Mai chắc chắn sẽ là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Quy Nhơn - Bình Định.
Theo haminhotel.com
khachsanhamin.blogspot.com
Diện tích: 286 km²
Dân số: 271 nghìn người (2008)
Đơn vị hành chính:
- Phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu
- Xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Phước Mỹ
Quy Nhơn là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định.
Giao thông
Dân số: 271 nghìn người (2008)
Đơn vị hành chính:
- Phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu
- Xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Phước Mỹ
Quy Nhơn là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định.
Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển
Điều kiện tự nhiên Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.
Thành phố Quy Nhơn đa dạng về địa hình; bao gồm đồi núi (như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (khu vực đèo Cù Mông), biển (đường bờ biển dài 42km), sông, đầm (đầm Thị Nại), hồ, bán đảo (bán đảo Phương Mai) và đảo (đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Vùng biển Quy Nhơn có tài nguyên sinh vật biển phong phú với nhiều loại đặc sản quí có giá trị kinh tế cao.
Về khí hậu, Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 - 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5°C.
Lịch sử
Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế kỷ 11. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho thành lập phủ Hoài Nhơn gồm đất 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, quy tụ cư dân của nhiều vùng miền khác nhau đến đây khai phá. Đến năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đã đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn (có địa giới tương ứng với Bình Định hiện nay).
Ngày nay Quy Nhơn được công nhận là đô thị loại II, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển. Quy Nhơn được xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang).
Tiềm năng kinh tế, du lịch
Vùng biển Quy Nhơn đẹp bởi vẻ hoang sơ, nước biển xanh và cát trắng. Đến với biển Quy Nhơn, hình ảnh thường bắt gặp là những chiếc thuyền nan trên bãi cát. Không khí nơi đây thật dễ chịu, trong lành và tinh khiết. Quy Nhơn trở thành thành phố biển, trung tâm nghỉ mát, tham quan, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
Đến với thành phố Quy Nhơn du khách có thể thăm khu di tích tưởng niệm nhà thơ Hàn Mặc Tử trong khuôn viên rừng dương thoáng đãng và đến thắp nén hương tưởng nhớ thi sỹ với những bài thơ bất hủ; chiêm ngưỡng tháp Đôi – một trong những tháp vào loại đẹp và đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Chămpa; vãn cảnh chùa Long Khánh - một trong hai ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình Định. Nếu là người yêu thiên nhiên hãy ghé thăm Ghềnh Ráng - một bức tranh sơn thủy hữu tình hiếm nơi nào có được; và thăm bán đảo Phương Mai với một hệ thống núi đá xen kẽ những đồi cát chạy dài ra biển.
Quy Nhơn nằm cách Hà Nội 1.065km, thành phố Hồ Chí Minh 690km và thành phố
Quy Nhơn có cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 6.960m) nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội).Pleiku 176km. Quy Nhơn có cảng Quy Nhơn và sân bay Phù Cát (cách trung tâm thành phố 27km). Vietnam Airlines có các chuyến bay TP.HCM - Quy Nhơn (7 chuyến/tuần) và Hà Nội – Quy Nhơn (3 chuyến/tuần).
Xem thêm: nhà nghỉ ở Quy Nhơn
#khách sạn hà min
#haminhotel
#hotelhamin
Xem thêm: nhà nghỉ ở Quy Nhơn
#khách sạn hà min
#haminhotel
#hotelhamin
Quy Hòa đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan và nghỉ ngơi bởi vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng và kín đáo. Du khách thường gọi Quy Hòa là thung lũng bình yên, có lẽ vì khi đến đây du khách có được cảm giác bình yên, được nghỉ ngơi thoải mái, thả mình trong cảnh quan thiên nhiên đầy thú vị và hấp dẫn với bãi biển đẹp xanh ngắt, những hàng phi lao chạy dài tít tắp. Cũng có thể gọi nơi đây là một “thành phố mini” với những con đường ngang dọc như bàn cờ được trải nhựa phẳng phiu chạy giữa những hàng cây xanh.
Xem thêm: khách sạn gần bến xe quy nhơn đường trần anh tông
khach san gan ben xe quy nhon duong tran anh tong
Xem thêm: khách sạn gần bến xe quy nhơn đường trần anh tông
khach san gan ben xe quy nhon duong tran anh tong
Đi sâu vào Quy Hòa du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước những công trình kiến trúc hiếm nơi nào có được của trên 80 nước trên thế giới xây tặng, mỗi ngôi nhà có một kiểu kiến trúc độc đáo riêng. Trên con đường đầy hoa giấy đỏ hồng phủ trùm trên những tán lá xanh sẽ đưa du khách ghé thăm Phòng lưu niệm Hàn Mặc Tử, nơi mà nhà thơ đã nằm điều trị cho đến hết quãng đời ngắn ngủi của mình, du khách sẽ được tận mắt thấy những di vật, các công trình nghiên cứu về Hàn Mặc Tử. Trước đây, Quy Hòa được xem như là “thế giới đau khổ” thế giới an bài của “những con hủi” bất hạnh, sống tách biệt với xã hội bên ngoài, nhưng giờ đây Quy Hòa đã trở thành một điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn của Bình Định, dạo bước trên con đường xanh mát bóng cây, từ khu hành chính ra biển du khách sẽ bắt gặp ngay vườn tượng danh y với gần 30 trụ tượng cao khoảng 2m nằm trong rừng phi lao. Trên mỗi trụ là tượng bán thân của một danh nhân y học nổi tiếng từ cổ đến kim của thế giới và Việt Nam như: Hippocrate, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, A.Yersin, L. Pasteur, Tôn Thất Tùng…
Nằm nép mình bên trại phong Quy Hòa, biển Quy Hòa êm ả, thanh bình giống như tên gọi gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhưng trên hết vẫn là sự yên bình. Nếu bạn có cơ hội đến thăm thành phố biển Quy Nhơn, Bình Định một ngày nào đó, thì nhất định phải ghé thăm quan biển Quy Hòa nhé!
Quy Hòa như một bức tranh thơ mộng mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, sự hòa quyện của núi non và biển cả mang lại sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên. Biển Quy Hòa sớm mai như một nàng tiên nữ e ấp dịu dàng sẽ mang cái cảm giác sảng khoái, yên bình đến cho mọi người; du khách có thể tha hồ vẫy vùng trên sóng nước, có thể đi thuyền sang các hòn đảo ngoài khơi Quy Hòa với khoảng cách gần 30 phút thuyền máy, du khách sẽ được sở hữu và khám phá nhiều điều thú vị.
Đặng Tiến Danh. Được tạo bởi Blogger.
Người đóng góp cho blog
Người theo dõi
Khách Sạn Hà Min
"Chọn lựa tuyệt vời để thư giản và nghỉ ngơi cho những ngày lưu trú tại Quy Nhơn."
74 Trần Anh Tông, Quy Nhơn
0913 600 327
056 3 746 546
Bài Viết Xem Nhiều
-
Một công trình khác, cũng đầy dáng vẻ êm đềm, cổ kính tại xã Phước Thuận, H.Tuy Phước. Khó mà hình dung được, chỉ cách TP.Quy Nhơn chừ...
-
Cầu ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân ven biển từ Quảng Bình đến Nam Bộ. Ở Bình Định, lễ hội cầu...
-
Một vài bức ảnh mà khách đến nghỉ chân tại Khách Sạn Quy Nhơn - Khách Sạn Hà Min đã chụp và gửi laị cho Hà Min.
Facebook Page
Tin tức
Chat - Trò Chuyện
Xem thêm
Danh Mục
Ẩm Thực
(5)
dat khách san o quy nhon
(3)
dtdbadboy
(1)
du lich
(8)
du lịch
(9)
Du lịch
(5)
du lịch phượt
(8)
Địa Chỉ Lưu Trú
(3)
điểm đến
(2)
Điểm Đến Du Lịch
(26)
Giải trí
(1)
Giới Thiệu
(2)
khach san o quy nhon
(2)
khách sạn ở quy nhơn
(1)
Kiến thức
(1)
Kinh Nghiệm Du Lịch
(4)
món ăn
(2)
Món Ngon Bình Định
(15)
phuot
(1)
phượt
(1)
Quy Nhơn Xưa
(7)
thue xe o quy nhon
(1)
Tin Nóng
(13)
tin tuc
(2)
tin tức
(1)
Tin Tức Hàng Ngày
(36)
Trồng cây
(2)
Văn Hoá Xứ Nẫu
(13)